MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CTĐT NGÀNH GD TIỂU HỌC KHÓA 2021

Thứ tư - 12/01/2022 19:10
Mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học khóa 2021 Ban hành theo Quyết định số 575/QĐ-ĐT ngày 6/6/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
  
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2021
(Ban hành theo Quyết định số 575/QĐ-ĐT ngày 6/6/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng)
A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
Stt Nội dung Thông tin
1 Tên ngành đào tạo Giáo dục Tiểu học
2 Mã ngành đào tạo 7140202
3 Trình độ đào tạo Đại học
4 Tên văn bằng tốt nghiệp (Tiếng Việt) Cử nhân Giáo dục Tiểu học
5 Tên văn bằng tốt nghiệp (Tiếng Anh) Primary Education
6 Hình thức đào tạo Chính quy
7 Thời gian đào tạo 4 năm
8 Ngôn ngữ sử dụng Tiếng Việt
9 Đơn vị đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
10 Đơn vị cấp bằng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
11 Website https://pri.ued.udn.vn
12 Cập nhật ngày 30-9-2021
B. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Triết lý giáo dục của CTĐT gắn liền với Triết lý giáo dục của Trường ĐHSP -
ĐHĐN, cụ thể:
- Triết lí giáo dục của Trường ĐH Sư phạm Đại học Đà Nẵng: Toàn diện - Khai phóng - Sáng tạo và Thực nghiệp. Trong đó
+ Giáo dục toàn diện: Sản phẩm được đào tạo phải có đầy đủ các yếu tố đức - trí - thể - mĩ, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Khai phóng: Giáo dục hướng tới xây dựng cho người học một nền tảng kiến thức rộng, cung cấp những kĩ năng cần thiết giúp lĩnh hội và vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời có chuyên môn sâu ở một lĩnh vực nhất định.
+Sáng tạo: Sáng tạo là đặc tính riêng có của con người, và là yêu cầu cần thiết đối với người làm khoa học. Hình thành tư duy sáng tạo, độc lập là cơ sở để tạo ra những sáng kiến, phát minh khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy của người giáo viên.
+ Thực nghiệp: Thực nghiệp có vai trò quan trọng trong đào tạo, học phải đi đôi với hành, những kiến thức được tiếp nhận từ nhà trường phải vận dụng linh hoạt vào quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp.
- Triết lý giáo dục của Khoa Giáo dục Tiểu học: Thực học – Thực nghiệp – Sáng tạo – Toàn diện và Khai phóng.
C. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program Objectives – POs)
1.1. Mục tiêu chung
      Đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học chất lượng cao, có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học để dạy học, làm việc, quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục tiểu học tại các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, và các đơn vị hành chính sự nghiệp giáo dục khác; có khả năng khởi nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc thay đổi và học tập suốt đời; có phẩm chất, đạo đức nhà giáo.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- PO1: kiến thức nền tảng về khoa học tự nghiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, khoa học giáo dục, khoa học quản lý và kiến thức chuyên sâu trong phạm vi của ngành đào tạo đáp ứng các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp và học tập suốt đời.
- PO2: Có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và nghiên cứu khoa học ở trường tiểu học.
- PO3: Có kĩ năng mềm, tư duy sáng tạo, khả năng truyền cảm hứng và thích ứng với môi trường làm việc thay đổi.
- PO4: Có phẩm chất, đạo đức nhà giáo; ý thức phục vụ cộng đồng và tinh thần khởi nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLOs)
Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành  Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có khả năng:
PLO1: Vận dụng kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật, khoa học giáo dục vào hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp thuộc phạm vi Giáo dục Tiểu học.
                        PI 1.1. Vận dụng kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật vào hoạt động giáo dục học sinh tiểu học.
                        PI 1.2. Vận dụng kiến thức chuyên sâu về lí luận và phương pháp dạy học bộ môn vào hoạt động dạy học các môn học ở tiểu học.
PLO2: Tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.1. Lập kế hoạch giáo dục, dạy học các môn học theo hướng phát triểnphẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.2. Thực hiện hoạt động giáo dục và dạy học các môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.3. Tổ chức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
PI 2.4. Phân tích và phát triển chương trình giáo dục cấp Tiểu học.
PLO3: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ trong dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh tiểu học.
                        PI 3.1. Vận dụng linh hoạt kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT vào hoạt động giáo dục, dạy học và nghiên cứu khoa học ở tiểu học.
                        PI 3.2. Sử dụng ngoại ngữ hiệu quả đạt năng lực bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trong giáo dục và dạy học tiểu học.
PLO4: Xây dựng môi trường giáo dục tích cực.
                        PI 4.1. Giải quyết các tình huống ứng xử sư phạm.
                        PI 4.2. Tư vấn tâm lý và học tập cho học sinh tiểu học.
                        PI 4.3. Quản trị lớp học và quản lý hành vi học sinh tiểu học.
                        PI 4.4. Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục và dạy học học sinh tiểu học.
PLO5: Thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong giáo dục và dạy học tiểu học.
                        PI 5.1. Phát hiện và đề xuất được vấn đề nghiên cứu.
                        PI 5.2. Lập được đề cương nghiên cứu của đề tài.
                        PI 5.3. Đề xuất được các giải pháp sư phạm trong cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học các môn học ở tiểu học.
PLO6: Quản trị quá trình giáo dục và dạy học các môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học.
                        PI 6.1. Lập kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục từng khối lớp.
                        PI 6.2. Điều hành và giám sát các hoạt động theo kế hoạch đã được duyệt.
PLO7: Thể hiện được tư duy phản biện, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp và cuộc sống.
                        PI 7.1. Xem xét các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, đưa ra các lập luận logic và thuyết phục.
                        PI 7.2. Phát hiện các vấn đề mới, ý tưởng mới, cách làm mới có tính sáng tạo phù hợp với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
                        PI 7.3. Giải quyết sáng tạo các vấn đề đa diện, đòi hỏi tính chất phối hợp cao, liên ngành, sự tổ chức thông tin đa dạng trong hoạt động giáo dục, dạy học và cuộc sống.
PLO8: Thực hiện được các hoạt động giao tiếp, hợp tác với đồng nghiệp và xã hội.
                        PI 8.1. Thể hiện các hành vi giao tiếp, hợp tác văn minh, lịch sự.
                        PI 8.2. Sử dụng hiệu quả các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp, hợp tác với đồng nghiệp và xã hội.
                        PI 8.3. Điều hành nhóm làm việc một cách hiệu quả.
PLO9: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với phẩm chất, đạo đức nhà giáo; tham gia phục vụ cộng đồng và hình thành ý tưởng khởi nghiệp.
            PI 9.1. Thể hiện phẩm chất, đạo đức và tác phong chuẩn mực của nhà giáo.
            PI 9.2. Tham gia các hoạt động truyền thông, tình nguyện, nhân đạo để phục vụ cộng đồng.
            PI 9.3. Đề xuất được ý tưởng khởi nghiệp.
                                                                                HIỆU TRƯỞNG 
 
MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC KHÓA 2019
(Ban hành kèm Quyết định số:       /QĐ-ĐHSP ngày    tháng     năm       của
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng)
A. THÔNG TIN TỔNG QUÁT
1 Tên chương trình đào tạo (Tên tiếng Anh) GIÁO DỤC TIỂU HỌC  (PRIMARY EDUCATION)
2 Trình độ đào tạo Đại học
3 Mã đào tạo 32201
4 Thời gian đào tạo 4 năm
5 Loại hình đào tạo Chính quy
6 Số tín chỉ yêu cầu 130 tín chỉ
7 Thang điểm Thang 4
8 Điều kiện tốt nghiệp Theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo về đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ
9 Văn bằng tốt nghiệp Bằng tốt nghiệp đại học

B. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
  1. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program Objectives – POs)
  1. Mục tiêu chung
            Đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Tiểu với các mục tiêu: Có phẩm chất cá nhân, đạo đức chuẩn mực của một nhà giáo; Áp dụng được kiến thức cơ sở, cơ sở ngành và chuyên ngành để triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học ở cấp Tiểu học; Có kỹ năng khám phá kiến thức, tư duy sáng tạo; kỹ năng tìm hiểu người học; kỹ năng thiết kế các hoạt động giáo dục, quản lý lớp học và dạy học; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng dạy học tíc cực; kỹ năng phân tích chương trình, sách giáo khoa; kỹ năng nghiên cứu khoa học sư phạm để cải tiến chất lượng giáo dục, dạy học; kỹ năng tự học và phát triển bản thân; kỹ năng hợp tác, giao tiếp với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng; kỹ năng hỗ trợ, phối hợp chuyên môn với đồng nghiệp; kỹ năng ứng xử sư phạm để thích ứng với môi trường giáo dục, giáo dục hòa nhập ở cấp Tiểu học; Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, vận dụng và thực hiện các hoạt động giáo dục, dạy học ở các trường tiểu học trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  1. Mục tiêu cụ thể
- PO1: Thể hiện phẩm chất cá nhân;
- PO2: Thể hiện đạo đức, phong cách chuẩn mực của một nhà giáo;
- PO3: Áp dụng sự am hiểu về tâm lý học lứa tuổi để tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học học sinh tiểu học;
- PO4: Phân tích nội dung kiến thức các môn học để lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học hiệu quả;
- PO5: Vận dụng kiến thức chuyên ngành để thiết kế, thực hiện dạy học, hoạt động trải nghiệm, giáo dục học sinh, học sinh hòa nhập;
- PO6: Phân tích và giải quyết tốt các tình huống giáo dục, dạy học ở trường tiểu học;
- PO7: Tìm hiểu người học, tác động môi trường đến giáo dục học sinh;
- PO8: Thiết kế và thực hiện các hoạt động giáo dục, dạy học lấy người học làm trung tâm;
- PO9: Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học;
- PO10: Phân tích và phát triển chương trình giáo dục và dạy học ở trường tiểu học;
- PO11: Kỹ năng quản trị và phát triển bản thân;
- PO12: Xây dựng mối quan hệ, hợp tác thân thiện với đồng nghiệp, với học sinh và phụ huynh;
- PO13: Chia sẻ kinh nghiệm, học tập chuyên môn lẫn nhau trong trường tiểu học;
- PO14: Ứng xử sư phạm với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng;
- PO15: Hiểu được tầm quan trọng của bối cảnh xã hội tác động đến hoạt động giáo dục, dạy học ở trường tiểu học;
- PO16: Tôn trọng sự khác biệt và thực hiện dạy học thành công trong trường tiểu học
- PO17: Hình thành những phương pháp giáo dục, dạy học, bao gồm việc thiết kế nội dung, tổ chức thực hiện và đánh giá;
- PO18: Thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp liên môn phát triển năng lực học sinh;
- PO19: Thực hiện lập kế hoạch dạy học phân hóa, hòa nhập và đánh giá người học;
- PO20: Tổ chức giáo dục và dạy học theo kế hoạch đã định, sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi hay những tình huống phức tạp có thể xảy ra trong nhà trường tiểu học.
 3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes - PLOs)
Người học khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có khả năng:
- PLO1. Thực hiện và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, chuẩn mực của một nhà giáo, tâm huyết và trách nhiệm với nghề nghiệp.
- PLO2. Hiểu rõ tâm lý học sinh và môi trường giáo dục để vận dụng các phương pháp giáo dục, dạy học một cách có hiệu quả, tôn trọng sự khác biệt.
- PLO3. Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành để tổ chức, phối hợp các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường; xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục ở trường tiểu học.
- PLO4. Vận dụng kiến thức chuyên ngành, phương pháp và kỹ thuật dạy học bộ môn để lập kế hoạch, thiết kế bài giảng và tổ chức dạy học trên lớp một cách hiệu quả.
- PLO5. Áp dụng các hình thức dạy học phù hợp để phát triển năng lực học sinh.
- PLO6. Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.
- PLO7. Xây dựng môi trường giáo dục hợp tác thân thiện, hỗ trợ và chia sẻ trong các hoạt động chuyên môn với đồng nghiệp, học sinh và các bên liên quan; tạo lập môi trường văn hóa trong và ngoài trường học.
- PLO8. Sử dụng ngoại ngữ để học tập nâng cao trình độ, giao tiếp hợp tác trong bối cảnh toàn cầu hóa, đạt chuẩn B1 khung Châu Âu;
- PLO9. Khai thác công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục cũng như tự học của bản thân, có chứng chỉ Tin học cơ bản ứng dụng.
- PLO10. Biết sử dụng các công cụ và tổ chức kiểm tra đáng giá năng lực học sinh, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập.
- PLO11. Thực hiện cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học ở trường tiểu học.
- PLO12. Phân tích và phát triển chương trình giáo dục, dạy học ở trường tiểu học.
- PLO13. Thực hiện lập kế hoạch giáo dục, dạy học và đánh giá học sinh hòa nhập.
- PLO14. Sẵn sáng thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
         - PLO15. Phát triển bản thân, chuyên môn nghiệp vụ và học tập suốt đời.      


                                                                                HIỆU TRƯỞNG
/uploads/news/2022_01/gdth-2019.docx
File đính kèm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây